Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người

Cơ thể con người là một khối thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể bị tổn thương đều ảnh hưởng đến toàn thân con người.
Ảnh hưởng của hoá chất đến sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độc tính của mỗi hoá chất, tính bền vững của hoá chất, sự tích luỹ trong cơ thể, chất chuyển hoá của hoá chất, nồng độ, tính chất lý hoá, thời gian tiếp xúc, điều kiện làm việc, cường độ làm việc, mức nhậy cảm của mỗi con người, vi khí hậu nơi làm việc và cách sử dụng hoá chất… Nhiều hoá chất không có  mùi cảnh báo, nhưng môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như: cacbon monoxit (CO). Có chất bốc hơi mùi thơm dễ chịu nhưng lại độc tính mạnh như: Benzen…
Cơ thể con người là một khối thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể bị tổn thương đều ảnh hưởng đến toàn thân con người.
Ảnh hưởng của hoá chất đến sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độc tính của mỗi hoá chất, tính bền vững của hoá chất, sự tích luỹ trong cơ thể, chất chuyển hoá của hoá chất, nồng độ, tính chất lý hoá, thời gian tiếp xúc, điều kiện làm việc, cường độ làm việc, mức nhạy cảm của mỗi con người, vi khí hậu nơi làm việc và cách sử dụng hoá chất… Nhiều hoá chất không có  mùi cảnh báo, nhưng môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như: cacbon monoxit (CO). Có chất bốc hơi mùi thơm dễ chịu nhưng lại độc tính mạnh như: Benzen…

  1. Tác hại cấp:
    Nhiễm độc cấp thường xảy ra trong một thời gian ngắn tiếp xúc với hoá chất. Tác hại cấp có thể gây tử vong, có thể hồi phục được và cũng có trường hợp để lại tổn thương vĩnh viễn .
    Ví dụ: các dung môi hữu cơ, Asen, chì, thuỷ ngân, Benzen, Silic…
  2. Tác hại mãn tính:
    – Thường xảy ra do tiếp xúc với hoá chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác hại này thường phát hiện được bệnh sau thời gian dài.
    Ví dụ: Amiăng, dung môi hữu cơ, chì, đồng, mănggan, silíc…
    – Cả hai trường hợp cấp và mạn đều có khả năng hồi phục, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và không tiếp xúc nữa.Thế nhưng, cũng có chất gây bệnh chưa chữa được để lại tổn thương vĩnh viễn hoặc để lại hậu quả cho đến thế hệ tương lai, như: Deoxin, dung môi hữu cơ, benzen, hợp chất acsinic, amiăng.
    – Hoá chất khi xâm nhập vào cơ thể bị phá vỡ cấu trúc hoá học tạo ra chất mới ít độc. Nhưng cũng có chất tạo ra chất mới độc hơn chất ban đầu:
    Ví dụ: Asen ® cơ thể ® Acsin cực độc.
    – Những hoá chất thường gặp có nguy cơ cao gây tử vong hoặc tổn thương nặng: hợp chất cyanua, asen, hợp chất thuỷ ngân, chì, hợp chất nicotin, toluidine, cloroform, aniline, thiếc hữu cơ, cồn etylic, cadimi, fluo, thalli, các dung môi hữu cơ, amoniac, oxit cacbon, dioxít lưu huỳnh, photgen, clo, hyđro sunphit, hyđroxianit, đisulphit cacbon, metyl isoxyanat, axit clohyđric…
  1. Tác hại của hóa chất tới từng cơ thể người
    Hệ thần kinh trung ương:
    – Hệ thần kinh trung ương là cơ quan nhạy cảm nhất đối với các hoá chất, nhất là dung môi hữu cơ và kim loại nặng. Các dung môi hữu cơ gây suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh, rối loạn vận động, liệt cơ, mất tri giác.
    – Các kim loại nặng ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên như chì, thuỷ ngân, manggan.
    – Cacbon disulfua gây rối loại tâm thần.
    Hệ tuần hoàn:
    – Các dung môi hữu cơ gây ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu. Benzen ảnh hưởng đến tuỷ xương, dấu hiệu đầu tiên là sự liên đới tế bào lympho. Chì cản trở mọi hoạt động của enzym liên quan đến tạo ra hemoglobin ở hồng cầu, gây cản trở sự vận chuyển oxy trong máu, gây thiếu máu trong cơ thể.
    Hệ hô hấp:
    – Cơ quan hô hấp là đường xâm nhập chủ yếu của các hơi khí độc, bụi độc vào cơ thể. Chẳng hạn, khói kim loại, hơi dung môi và các khí ăn mòn.
    – Người lao động  làm việc trong môi trường có nhiều hạt bụi nhỏ bé, cường độ làm việc cao, hít thở mạnh sẽ đưa các hạt bụi vào sâu tới phế nang phổi. Chúng nằm chắc trong phổi gây bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Thường gặp là bệnh bụi phổi-Silic, bệnh bụi phổi-Amiăng, bệnh bụi phổi – than… Các chất như oxit nitơ, formalđehyde, sulphur đioxide, kiềm gây kích thích và làm giảm khả năng hô hấp.
    – Hoá chất  gây viêm phế quản, có thể phá huỷ đường hô hấp trên như  clo, sunfuadioxit, bụi than…
    – Hoá chất gây phản ứng như mô phổi, gây phù phổi cấp, biểu hiện: khó thở, xanh xám, ho, khạc đờm. Thường gặp: dioxit nitơ, ozon, phosgen…
    – Hoá chất gây bệnh hen phế quản là toluen, focmaldehyt…
    – Hoá chất gây ung thư phổi: Asen, amiăng, hợp chất crom, nicken
    – Hoá chất gây ung thư mũi, xoang, thường gặp hợp chất crom.
    Hoá chất gây ảnh hưởng đến gan:
    – Gan có chức năng vô cùng quan trọng là phân huỷ các chất độc trong máu, làm sạch các chất bẩn có trong cơ thể, gan có khả năng hồi phục rất nhanh. Nhưng tiếp xúc với dung môi (clrofoc, cacbon tetrachloride), ancol, vinyl chloride…, ở nồng độ cao, thời gian dài có nguy cơ phá huỷ nhu mô gan, gây xơ hoá gan dẫn đến tử vong. Chất gây ung thư gan thường gặp là vinyl chloruamonome…
    Hoá chất gây ảnh hưởng đến cơ quan tiết niệu
    – Thận có nhiệm vụ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, giữ cân bằng các dịch, duy trì độ axit của máu hằng định. Các dung môi có thể gây kích thích và tổn thương chức năng thận. Nguy hại nhất là cacbon tetrachloride, etylen, cacbon disulfua, turpentine, chì và cadimi, nhựa thông, etanol, toluen, xilin.
    – Các chất gây ung thư bàng quang, như: benxidin, các chất nhân thơm.
    Hoá chất gây ảnh hưởng đến thai nhi (quái thai):
    – Tiếp xúc với thuỷ ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ, thalidomit đều có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Những chất này ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào.
    Hoá chất gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai:
    – Có nhiều chất gây ảnh hưởng đến di truyền. Người ta nhận thấy tới 80% chất gây ung thư đều có thể làm biến đổi gen. Chẳng hạn như dioxin, vinylchlorid, benzene
    Hoá chất gây kích thích:
    Rất nhiều chất gây kích thích. Biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt… thường gặp Clo, SO2, NO2, axit, kiềm, các dung môi…
    Hoá chất ảnh hưởng đến da:
    – Những chất gây viêm loét da, như: axit, kiềm mạnh, xi măng, vôi, các dung môi hữu cơ, chì Tetraethyl…
    – Hoá chất gây bệnh da nghề nghiệp: Crom, nicken, xăng, dầu.
    – Hoá chất  gây bệnh chàm (eczema) như: vôi, vữa, thuốc nhuộm, mực in, sơn, cao su, crom…
    – Hoá chất gây dị ứng trên da: epôxy, nhựa than đá, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, axit cromic…
    – Hoá chất  gây ung thư da: Acsenic, Amiăng, sản phẩm dầu mỏ, nhựa than đá.
    Hoá chất gây tổn thương mắt:
    – Thường gặp khi làm việc bắn vào mắt hoặc hơi bốc lên mắt: axit mạnh, kiềm mạnh, amoniac, các dung môi hữu cơ, epoxy, axit cromic…
    Hoá chất gây ngạt thở:
    – Gây ngạt, do thiếu lượng ôxy trong không khí thường xảy ra trong điều kiện làm việc chật hẹp, kín gió, nồng độ oxy giảm xuống dưới 17% trong không khí (bình thường 21% oxy), các khí khác tăng lên chiếm chỗ của oxy (tiêu chuẩn trên 19,5%) như: CO2, hyđro, etan, heli, Nitơ…
    Biểu hiện thiếu oxy: Hoa mắt, cảm giác khó thở, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…
    – Ngạt do hoá chất như: CO có nồng độ cao trong không khí. Nếu nồng độ 0,05% vào cơ thể sẽ gây cản trở việc sử dụng oxy và đưa oxy của mắu đến các tế bào, gây ngạt thở tế bào, có thể đưa đến tử vong. Chất Hydroxyanua, Hydro sulfu, amoniac, oxyt etylen, methyl eter gây cản trở tiếp nhận oxy của tế bào, mặc dù lượng oxy trong máu rất nhiều. Trường hợp này cực kỳ nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong do thiếu oxy trong tế bào.
    4. Các tác hại khác
    – Gây suy thoái môi trường sống: Hóa chất khuếch tán vào không khí, vào đất, vào nước từ đó vào cơ thể người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ung thư với người và sự sống của động vật và thực vật
    – Một số hoá chất ăn mòn thiết bị công nghệ sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thành phẩm.

 

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner