Cách quản lý nhà xưởng khoa học

Nhà xưởng ngăn nắp, vệ sinh sẽ tạo cho người lao động có một môi trường lao động tốt, an toàn. Từ đó giúp người lao động có tinh thần và điều kiện tốt nhất để làm việc.
Quản lý nhà xưởng cũng là một biện pháp hữu hiệu và tiết kiệm góp phần giảm thiểu tai nạn lao động. Lao động có tinh thần làm việc cao, từ đó tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng cao.
Quản lý nhà xưởng là trách nhiệm của lãnh đạo nhà máy.

1. Nội dung quản lý nhà xưởng

– Hồ sơ kiểm định các thiết bị nguy hiểm, sổ lưu tai nạn, hồ sơ điều tra tai nạn, kế hoạch ứng phó khẩn cấp, kế hoạch và chương trình huấn luyện an toàn lao động
– Toàn bộ nhà xưởng: Mái, trần, sàn, lối đi, cầu thang, hành lang, cửa ra vào, nhà vệ sinh, bếp, nhà ăn, kho, văn phòng…
– Các hệ thống: điện, phòng cháy, xử lý chất thải…

  • Mái và trần nhà
    – Đủ khả năng chịu tải bất kỳ máy móc nào lắp đặt trên đó
    – Không bị dột khi trời mưa
  • Cầu thang
    – Phải có tay vịn nếu có hơn 4 bậc thang. Tay vịn cao khoảng 1m
    – Hạn chế lắp đặt cầu thang xoắn ốc
    – Các bậc cầu thang không cao quá 19cm
    – Bề mặt các bậc thang phải bằng phẳng và không trơn
    – Độ rộng của cầu thang phải tương xứng
  • Lối đi, hành lang
    – Tất cả lối đi và hành lang phải:
    + Rộng hơn 1,1m
    + Cao hơn 2m
    + Không bị cản trở
    + Sạch sẽ và khô ráo
  • Thang máy và thang nâng hàng
    – Phải ghi rõ sức chứa của thang
    – Có cửa và cửa có lắp khóa liên động
    – Có đầy đủ hướng dẫn sử dụng thang
    – Hướng dẫn khi có sự cố khẩn cấp
    – Hướng dẫn cụ thể thang máy dành cho người hay hàng hóa
  • Hệ thống báo động
    – Hàng tháng phải kiểm tra hệ thống báo động
    – Lắp đặt các biển “Cấm hút thuốc”
    – Lắp đặt, vẽ các biển hướng dẫn thoát hiểm dẫn đến các cửa thoát hiểm và nơi tập trung an toàn
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
    – Bình chữa cháy, vòi chữa cháy: treo trên tường, không bị khuất, không bị ngăn trở
    – Hệ thống báo cháy – chữa cháy tự động
    + Giữ các đầu báo – đầu phun sạch sẽ
    + Khoảng cách giữa đầu và đỉnh của hàng hóa phải ít nhất 45cm
    + Kiểm tra áp lực chất chữa cháy thường xuyên
    + Hệ thống riêng biệt (nước chữa cháy)
  • Hệ thống chiếu sáng
    – Luôn có đủ ánh sáng cho tất cả lối đi
    – Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, đặc biệt là hệ thống đèn khẩn cấp và các biển báo có đèn
    – Thay thế các bóng đèn hỏng ngay lập tức
  • Sàn nhà
    – Sàn nhà và tất cả các lối đi cần phải luôn sạch sẽ và khô ráo
    – Lau sạch những nơi đổ tràn dầu mỡ
    – Sửa chữa sàn nhà bị hư hỏng
    – Không đi dây điên trên sàn nhà
    – Không bày bừa dụng cụ làm việc, nguyên vật liệu, thành phẩm trên mặt sàn
    – Sàn nhà nên bằng nhau ở trong và ngoài cửa
  • Nhà kho
    – Lắp đặt các loại kệ tương xứng để chứa hàng
    – Nguyên tắc chứa hàng: first – in, first – out
    – Các thùng carton không được xếp cao quá đầu người
    – Có hệ thống báo cháy, chữa cháy và đèn chống nổ
    – Khoảng cách giữa hệ thống báo cháy và đỉnh của hàng hóa phải ít nhất 45cm
  • Bộ phận bảo trì
    – Có các biển báo an toàn
    – Có đủ trang bị bảo hộ lao động
    – Quản lý các bình khí nén
    – Quản lý các thiết bị hàn và hóa chất
    – Quản lý các thiết bị điện: Dây điện, dụng cụ cầm tay…
    – Quản lý các máy móc cơ khí: cưa, mài, khoan, gọt…
  • Nhà vệ sinh
    – Luôn có đủ: Giấy vệ sinh, vòi nước không bị hỏng, xà phòng, khăn lau hoặc máy hong khô…
    – Các buồng vệ sinh phải có cửa, cửa phải có chốt
    – Khu dành cho nam và nữ phải riêng biệt
    – Có hệ thống đèn chiếu sáng
  • Nhà bếp, nhà ăn
    – Sàn nhà phải luôn khô ráo và sạch sẽ
    – Không được dùng nhà bếp để chưa nguyên vật liệu, nhất là hóa chất
    – Kho chứa thực phẩm phải có kệ để kê thực phẩm, phải cách xa khu vực nhà vệ sinh
    – Nhân viên bếp phải đội mũ, đeo tạp dề, đeo găng tay, đeo khẩu trang, mang giầy ống
    => Trước khi ra về, cần dọn dẹp sạch sẽ nhà xưởng.

2. Công cụ quản lý nhà xưởng hữu hiệu theo phong cách Nhật (5S)

5S là một phương pháp quản lý nhà xưởng của Nhật Bản đang được áp dụng rộng rãi hiện nay, là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật:
– Seiri (Sàng lọc): Loại bỏ những yếu tố không cần thiết ra khỏi quy trình sản xuất
– Seition (Sắp xếp): Sắp xếp mọi cái ngăn nắp và có đánh số hiệu để dễ tìm, dễ thấy và dễ tra cứu
– Seiso (Sạch sẽ): Vệ sinh nơi làm việc và luôn giữ cho nó sạch sẽ
– Seiketsu (Săn sóc): Luôn thực hiện sàng lọc, sắp xếp và sạch sẽ
– Shisuke (Sẵn sàng): Hãy tạo cho những công việc trên thành thói quen, không cần ai nhắc nhở hay ra lệnh

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner