Các phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn

Sơ cứu đối với ngạt thở, ngừng tim

  • Dấu hiệu nhận biết: Khó thở, thở chậm; thở nông, ngừng thở; môi mặt tím tái; vật vã, mê man
  • Xử trí: xử lý theo nguyên tắc DRABC

+ D (Danger): Đánh giá sự nguy hiểm tại hiện trường đối với người sơ cứu, nạn nhân và những người xung quanh

+ R (Responsive): Đánh giá sự đáp ứng của nạn nhân bằng cách lay, gọi, hỏi nạn nhân, yêu cầu nạn nhân thực hiện những động tác đơn giản

+ A (Airway): Kiểm tra và khai thông đường thở, nâng đầu nạn nhân ngửa tối đa tránh tụt lưỡi về phía sau

+ B (Breathing): Kiểm tra sự thở của nạn nhân bằng cách Nhìn: Lồng ngực có đi động theo nhịp tim không; Nghe: áp sát tai nghe hơi thở tại mũi nạn nhân; Cảm nhận: áo sát tai cảm nhận có không khí trong hơi thở nạn nhân không

  • Đặt nạn nhân ra nơi thoáng mát
  • Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quỳ ngang vai phía bên trái nạn nhân. Một tay nâng cằm lên, một tay đặt lên trán ấn nhẹ xuống làm đầu nạn nhân ngửa ra sau
  • Mở miệng nạn nhân, lấy dị vật trong miệng (nếu có), dùng băng gạc lau sạch nhớt dãi, kéo lưỡi nạn nhân ra để khai thông đường thở
  • Hà hơi thổi ngạt kiểu miệng – miệng: (thực hiện khi nạn nhân không thở – có mạch) Bóp mũi nạn nhân bằng ngón tay cái và ngón trỏ, hít vào thật sâu, áp miệng vào miệng bệnh nhân thổi mạnh và dài hơi sao cho lồng ngực nạn nhân nở rộng ra, mỗi phút thổi 15 lần
  • Ép tim và thổi ngath (thực hiện khi nạn nhân không thở – không mạch): Hai tay chồng lên nhau đặt ở 1/3 dưới xương ức, ép sâu từ 3 – 4cm, ép từ 4 – 5 lần dừng lại thổi ngạt 1 lần. Cấp cứu cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoặc đến khi có xe cấp cứu đến (phương pháp 2 cấp cứu viên một người ấn tim 1 người thổi ngạt)

Cấp cứu ngạt thở rất quan trọng và khẩn cấp, chỉ cứu được nạn nhân nếu việc hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực được thực hiện trong vài ba phút đầu tiên. Nếu để muộn hơn (quá 6 phút) não sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, cho dù nạn nhân không chết hẳn cũng chỉ sống cuộc đời thực vật. Vì vậy cấp cứu viên phải thực tập thường xuyên cho thuần thục để khi có tai nạn xảy ra sẽ biết ứng phó kịp thời

Sơ cứu điện giật

  • Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện: cắt ngay cầu dao điện, cầu chì, ổ cắm hoặc dùng vải khô, giấy khô, túi nilon lót tay rồi mới nắm vào áo nạn nhân; Dùng vật cách điện như gậy tre, gỗ khô tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
  • Xử trí: theo nguyên tắc DRABC
  • Đặt nạn nhân ra nơi thoáng khí. Để nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng, đầu hơi thấp, ngửa đầu nạn nhân về sau gáy, khai thông đường hô hấp: kéo lưỡi, hút đờm, lấy dị vật (nếu có). Nới lỏng quần áo nạn nhân, kiểm tra xem tim nạn nhân đã đập chưa, nếu tim không đập thì ta phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực; Ép tim và thổi ngạt: hai tay chồng lên nhau đặt ở 1/3 dưới xương ức, ép sâu từ 3 – 4cm, ép từ 4 -5 lần dừng lại thổi ngạt 1 lần. Cấp cứu cho đến khi bệnh nhân hồi phục hoặc đến khi có xe cấp cứu đến (phương pháp 2 cấp cứu viên một người ấn tim 1 người thổi ngạt)

Sơ cứu bỏng

  • Bỏng nhiệt: Bỏng nhẹ không gây rộp da, đau rát khó chịu: ngâm ngay phần da bị bỏng vào trong nước mát. Nếu có điều kiện, dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lên phần da bị bỏng khoảng 10 – 15 phút. Sauk hi làm nguội da, bôi kem chữa bỏng kên cùng da bỏng. Thuốc có tác dụng làm dịu mát vùng da bị bỏng, sau đó băng nhẹ bằng miếng gạc khô để tránh cọ xát làm ảnh hưởng đến vết bỏng; Bỏng nặng làm trơ thịt đỏ da: Dùng khăn sạch phủ lên vùng da bị bỏng, băng nhẹ, cho bệnh nhân uống nhiều nước pha muối hoặc oresol. Chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sơ y tế gần nhất.
  • Bỏng lạnh:

+ Bỏng độ I: Bỏng lớp trên cùng, da mất màu nhẹ, phù nề nhẹ, khoảng 1 tuần là khỏi. Xử lý bằng cách hà hơi nóng hoặc áp phần da bị bỏng vào vùng ấm của cơ thể

+ Bỏng độ II, III: Da bị tổn thương, có nhiều vết lốm đốm, phù nề nhiều, có xuất hiện bọng nước, cần điều trị

+ Sơ cứu: làm ấm vết bỏng bằng cách ngâm ngay phần da bị bỏng vòi nước ấm có nhiệt độ từ 38 – 42 độ C (không nên làm ấm bằng nhiệt quá nóng). Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Bỏng hóa chất: rửa vết bỏng liên tục bằng vòi nước hoặc chậu nước sạch từ 15 – 20 phút. Nếu vết thương do chất ăn mòn gây ra thì không cần xem xét biểu hiện của vết thương mà phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế. Nếu hóa chất bắn vào mắt có thể gây đau dữ dội, do đó phải nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch liên tục từ 15 – 20 phút. Rửa nước xong, băng gạc vô khuẩn vào mắt nạn nhân, chuyển ngay đến cơ sở y tế.

 

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner