Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy

Cháy là phản ứng hóa học xảy ra tại một điểm thời gian và vị trí mà không có sự giám sát.
Quá trình cháy là sự đốt cháy hoàn toàn bởi tác động của lửa. Sự cháy là phản ứng oxi hóa của chất cháy bởi một chất oxi hóa. Cháy nổ gây thiệt hại rất lớn về người và của. Vì vậy cần thiết phải hạn chế hậu quả của các vụ cháy ngay khi nó xảy ra. Bình chữa cháy hiện nay được trang bị rất nhiều. Vậy nên cần tìm hiểu về cách sử dụng các loại bình chữa cháy để ngay khi sự cố xảy ra, những người xung quanh đám cháy sẽ không bị lúng túng tìm cách sử dụng bình chữa cháy.

1. Bình chữa cháy CO2: MT3(3kg CO2) – MT5(5kg CO2)…

a) Cấu tạo bình chữa cháy CO2:
Bình được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy.

Cấu tạo bình chữa cháy CO2

Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Ba Lan, Nga…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Nhật Bản, Trung Quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.
Van xả bình chữa cháy CO2
Cụm van xả
Chốt hãm kẹp chì bình chữa cháy CO2
Chốt hãm kẹp chì
Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun thường làm bằng nhựa cứng gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.
Loa phun bình chữa cháy
Loa phun chữa cháy

b) Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy sử dụng khí CO2:

Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.
Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
Bình chữa cháy khí CO2
Bình chữa cháy khí CO2
c) Phạm vi sử dụng của bình chữa cháy khí CO2:
Bình chữa cháy bằng khí CO2 thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật.
Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm nơi khuất gió, không hiệu quả đối với nơi thoáng gió vì khí CO2 khuyếch tán (bay hơi) nhanh trong không khí.
Bình chữa cháy đẩy khí CO2
Bình chữa cháy đẩy CO2

Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ vì khi xả khí CO2 trong bình sẽ sinh ra khí CO rất độc và dễ nổ khi gặp than.

d) Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2:
Khi phát hiện ra cháy, nhanh chóng di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm, hướng vòi phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.
Bóp chặt van để khí CO2 tự phun ra dập lửa.
Cách sử dụng bình chữa cháy
Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

 2. Bình bột chữa cháy

a) Cấu tạo:

alt

b) Công dụng:

Bình chữa cháy bột là bình chữa cháy bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:
+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…
+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…
+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…
Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.
Ví dụ: Bình chữa cháy ký hiệu MFZ8, trên bình có ghi ABC là bình chữa cháy có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy…

c) Cách sử dụng:

* Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
* Đối với bình xe đẩy
– Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng  phun bột vào gốc lửa.
– Giật  chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
– Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

Chú ý:

– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí bình cho phù hợp
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng

d) Những điểm chú ý khi sử dụng bảo quản bình bột chữa cháy:

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 500C. Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch đỏ thì phải nạp lại khí.
– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu. Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
– Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Thay thế những bình bị rò khí.

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner