Phòng cháy chữa cháy các phương tiện giao thông cơ giới

Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ

Cháy xe có thể xảy ra cả khi mới khởi động, đang chạy và khi đang dừng hoặc đang đỗ do ô tô, xe máy có tính chất nguy hiểm cháy nổ cao do sử dụng nhiên liệu là xăng dầu. Bên cạnh đó, nội thất và nhiều chi tiết khác trên xe là chất dễ cháy, đa số hàng hóa chuyên chở trên xe là chất dễ cháy, thậm chí rất dễ cháy nổ mà lái xe chủ hàng không nắm bắt được hết các tính chất này.

Trên xe luôn tồn tại khả năng phát sinh nguồn nhiệt từ hệ thống điện, khí tải động cơ, thành máy, hệ thống điều hòa, hành khách hút thuốc…

Cháy có thể xảy ra sau tai nạn giao thông nên những người bị thương, bị kẹt trong ô tô ít có cơ hội chạy thoát. Trong khi đó đa phần các xe không có hoặc có nhưng lái xe không biết sử dụng phương tiện chữa cháy, không biết cách hướng dẫn thoát nạn cho hành khách.
Cháy thường xuất phát từ khu vực động cơ của phương tiện. Cháy kèm theo khói đen đặc, khí độc. Cháy luôn kèm theo nguy cơ nổ và ngược lại; các bộ phận có nguy cơ nổ cao bao gồm: bình nhiên liệu, lốp xe, đệm mút, nhựa, bình hơi, túi khí, máy lạnh, két nước và hàng hóa trên xe… gây cháy; cháy lan và gây sát thương cao.

Do cháy xe thường ở xa các đơn vị PCCC nên lực lượng chữa cháy cứu hộ phải mất nhiều thời gian mới tiếp cận được xe bị cháy trong khi đó vị trí xe bị cháy thường không thuận lợi về nguồn nước chữa cháy. Do đó, khi lực lượng PCCC đến nơi, đám cháy đã phát triển lớn khó kiểm soát.

Nguyên nhân

Nguyên nhân được xác định chủ yếu do sự cố về kỹ thuật phần động cơ, chập điện hoặc xe để trong khu vực đang cháy lan sang.

Các nguyên nhân gây ra tia lửa làm cháy xe:

+ Cách điện của dây cao áp, Bô-bin dây kém, dây cao áp rạn nứt, Bugi lỏng chụp gây phóng điện (Điện áp của hệ thống cao áp xe máy cao hàng ngàn Volt, có thể dễ dàng phóng điện nếu cách điện không tốt.

+ Các đầu cắm, nối điện bị lỏng, tiếp xúc kém sẽ đánh lửa khi dòng điện chạy qua, đặc biệt là những dây dẫn có dòng điện lớn như dây Motor đề, đèn pha, đầu cực ắc quy…

+ Dây điện bị chuột cắn hoặc rạn nứt cách điện

+ Lỗi sản xuất của cảm biến đo mức xăng (dùng điện 12V và đặt trong bình xăng xe)

+ Các ống thở của bình ắc – quy bị bịt kín, gây nổ rồi dẫn đến cháy

+ Tàn lửa từ ống xả, hoặc vật liệu dễ cháy mắc vào các bộ phận có nhiệt độ cao của động cơ gây cháy.

+ Các vật liệu phi kim bị cọ sát (đặc biệt khi trời hanh khô) tạo ra tĩnh điện và có thể phóng tia lửa điện, ta thường thấy ở các xe téc chở xăng có một đoạn xích sắt chạm xuống mặt đường chính là để khử tĩnh điện vì lý do này.

Không tắt hoàn toàn nguồn điện (cắt mát) khi rời xe; đấu nối thêm thiết bị dùng điện khi xe không nổ máy như khóa điện điều khiển từ xa, báo trộm, để quên đèn trần…

Đấu nối thêm thiết bị điện ngoài thiết kế không qua cầu chì như: loa, đầu video, sạc máy tính, đèn trang trí, sử dụng bong đèn có công suất lớn hơn thiết kế; lắp thêm còi, kèn sử dụng đèn nhái xenon của Trung Quốc…

Đầu tắt cầu chì, dây điện, chuột cắn dây điện gây chập, dây nguồn của bình điện (acquy) lỏng.

Khí hậu nóng ẩm hay mưa ngập bất thường dẫn đến chập phát sinh nguồn điện gây cháy…

Do không thường xuyên bảo dưỡng, không thay hoặc bổ sung nước làm mát máy, không bổ sung dầu mỡ bôi trơn,… gây nóng máy dẫn đến cháy các chi tiết bộ phận khác trong đó có các chi tiết chuyển động.

Nếu lái xe hay thợ máy quên giẻ lau, túi nilon trên lốc máy, để dầu mỡ rớt ra các bộ phận sinh nhiệt như thành vách động cơ, ống xả cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cháy xe. Do hành khách, lái phụ xe hút thuốc trên xe để tàn thuốc rơi vào hàng hóa =, nội thất. Do trẻ em nghịch lửa trên xe, hoặc do các chủ xe thắp hương thờ cúng. Do áo nilon, rơm rạ, vải giẻ dính vào ống xả gây cháy hay kẹt vào lốp sinh ma sát gây cháy.

Do hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ, đường ống dẫn dầu cao áp bị thủng, do nhiên liệu bị pha các chất gây cháy… Ngoài ra cháy còn do kẻ xấu cố tình đốt hoặc gài thuốc nổ…

Các nguyên nhân gây rò rỉ xăng

+ Ống dẫn xăng chất lượng kém, kẹp khóa kém, gây rò rỉ xăng

+ Bình xăng chất lượng kém, thủng, hở gioăng, van phao, chế hòa khí hở gây rỏ xăng

+ Chuột cắn ống dẫn xăng

+ Do bộ chế hòa khí đã sử dụng lâu xuống cấp xăng ngấm ra ngoài, bụi bẩn giữ xăng thành một lớp ướt tạo ra nguy cơ cháy.

+ Van kim của chế hòa khí rò, gây tràn xăng vào buồng đốt, bình thường van này được phao xăng nâng lên và đóng kín khi xe không chạy.

+ Trong xăng có chất lạ gây ăn mòn, làm thủng bình xăng, ống dẫn, gioăng đêm, hoặc tăng cao bất thường khả năng bốc hơi, làm hơi xăng thoát ra một cách không bình thường.

Như vậy ngoài các lỗi do sả

n xuất, người dùng xe nên giữ gìn xe sạch và bảo dưỡng thường xuyên, khi thây có mùi xăng hoặc hiện tượng lạ thì nên tắt máy và đem đi kiểm tra ngay để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Ngoài ra, cháy xe còn do tai nạn giao thông.

Biện pháp đề phòng cháy

Cần hiểu được các nguyên nhân có thể dẫn đến cháy sẽ là đầu mối phòng cháy tốt nhất. Chỉ cần có ý thức, người sử dụng có thể áp dụng rất nhiều mẹo nhỏ, nhưng tác dụng lớn để phòng, chống cháy nổ hiệu quả cho xe của mình.

Người sử dụng nên thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng xe, chủ động phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố, hỏng hóc theo đúng yêu cầu thiết kế, kỹ thuật của xe; sử dụng nhiên liệu đúng chủng loại, chất lượng, khi lắp thêm các thiết bị phụ kiện khác như còi, đèn, các thiết bị vào xe cần kiểm tra đảm bảo các yếu tố an toàn khi sử dụng.

Không đấu nối thêm thiết bị điện ngoài thiết kế, không thay cầu chì nguyên bản bằng các cầu chì có dòng lớn hơn, không đấu tắt cầu chì. Thường xuyên bảo dưỡng xe, thay thế các bộ phận, chi tiết hỏng, cũ, bổ sung nước làm mát; thăm và thay dầu máy thường xuyên. Các linh kiện thay thế phải đúng chủng loại, phù hợp với tiêu chuẩn quy định.

Trong quá trình đi xe, không nên để các chất, vật dễ cháy, dễ làm mồi cho lửa như điện thoại di động, nước hoa, bật lửa gas, hóa chất trên xe, trong cốp xe. Không nên để xe ở những nơi quá kín, không có thông gió hoặc nơi có nguy cơ cháy nổ cao như nguồn nhiệt, hóa chất. Trước khi khởi động xe, 1 – 2 phút kiểm tra sơ bộ tình trạng xe là cần thiết để hạn chế cháy nổ và tăng tuổi thọ của xe. Đặc biệt là kiểm tra xem xe có mùi xăng hay không. Không để dầu máy, mỡ vương vãi trên lốc máy, dính vào dây cua roa. Không để các giẻ, vải lau xe, đặc biệt là giẻ có dính dầu mỡ trong khoang máy. Khi phát hiện thấy mùi khác lạ, đặc biệt là mùi khét phải kiểm tra ngay.

Nhất thiết phải trang bị bình chữa cháy và dụng cụ thoát hiểm (búa nhọn phá kính) phù hợp với từng loại xe và đọc cách sử dụng loại bình và phương tiện đó.

Hạn chế tối đa việc để xe trong nhà, nếu là xe mô tô để trong nhà phải dựng chân chống giữa và khóa đường ống dẫn xăng (nếu có).

Lái xe phải học tập tìm hiểu và được huấn luyện về PCCC, với các lái xe khách từ 10 chỗ trở lên, xe chở hàng hóa nguy hiểm cháy nổ phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ vủa cơ quan CS PCCC mới được hành nghề. Khi nhận hàng, phải nắm được tính chất nguy hiểm cháy, nổ, độc của hàng hóa và phải đúng với các quy định pháp luật hiện hành.

Xử lý khi có cháy xảy ra

Khi xe đang lưu hành trên đường

Khi phát hiện cháy, bình tĩnh đỗ xe vào vệ đường, tắt máy. Nhanh chóng giúp mọi người thoát ra khỏi xe, nhất là trẻ em, đồng thời cầm theo bình chữa cháy. Xác định vị trí cháy và điểm cháy phát sinh, lựa chiều và vị trí để phun bình chính xác vào điểm cháy lớn nhất.

Sử dụng các phương tiện chữa cháy có bình cứu hỏa, cát, nước… để dập lửa; nếu không có bình chữa cháy nếu đang gần nơi có cát, đất, bùn… hãy dùng chúng để phủ lên vị trí cháy. Nếu không có bình hay cát, đất… gần đó hãy dùng quần áo, chất liệu cotton để dập cháy. Cố gắng ngăn chặn cháy lan sang các tài sản khác ở bên cạnh đám cháy. Nếu nhiên liệu chảy ra mặt đất, hãy dùng đất cát hya vật dụng thích hợp để hạn chế diện tích chảy loang của chúng. Và đừng quên gọi điện thoại 114 để lực lượng CS PCCC đến ứng cứu.

Khi xe để trong gara hoặc nhà xe

Khi phát hiện thấy cháy nổ phải hô to cho mọi người biết để di chuyển các xe khác ra khỏi vị trí an toàn chống cháy lan. Sau đó dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập lửa đồng thời gọi điện cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số 114 đến hỗ trợ.

Khi xe để trong các hộ gia đình

  • Đặc điểm: Đối với các hộ gia đình đa phần chỉ có một cầu thang bộ,vì vậy khi xảy ra cháy lối thoát hiểm duy nhất bị bao vây không thoát ra ngoài được. Đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng con người khi xảy ra cháy vào ban đêm mọi người đang ngủ, nếu không tỉnh và phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ngạt khói, khả năng tử vong rất cao. Do xe để dưới tầng hầm hoặc tầng 1 khi xảy ra cháy lửa và khói khí độc bao trùm toàn bộ tòa nhà lan lên trên theo đường cầu thang bộ gây khó khăn cho việc thoát nạn. Giải pháp an toàn là bố trí cửa thoát hiểm để khi có sự cố có thể thoát ra ngoài.
  • Xử lý khi có cháy xảy ra: khi phát hiện ra cháy mọi người phải bình tĩnh suy xét xem đám cháy phát triển đến đâu? Có thể thoát qua đám cháy hay không? Khả năng này là rất khó vì khi cửa bị khóa, muốn thoát ra ngoài phải mở được khóa. Nếu không dập tắt được đám cháy thì phải nhanh chóng thoát lên tầng thượng và sang nhà hàng xóm. Sau đó thông báo cho lực lượng cảnh sát PCCC số 114 và mọi người biết để phá cửa từ ngoài vào tổ chức chữa cháy. Mỗi gia đình nên trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ (Bình chữa cháy xách tay), mặt nạ lọc độc (nếu có thể) để khi xảy ra sự cố vừa có thể chữa cháy, vừa có thể thoát hiểm an toàn.
Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner