Nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy nổ

Vào năm 2016, theo thống kê đã xảy ra 3006 vụ cháy, trong đó có 1229 vụ cháy tại các cơ sở, 1290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên 1240 tỷ đồng và 1800 ha rừng. Vì vậy, công tác phòng chống cháy nổ được quan tâm hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ luôn được đề cao vì nó ảnh hưởng rất lớn về người và của.

Hình 1. Cháy nổ tại xưởng sản xuất

1. Nguyên nhân gây ra cháy nổ tại các cơ sở sản xuất
– Nhiệt độ quá cao có thể gây ra đốt cháy như: hàn hơi, hàn điện…
– Phản ứng hóa học gây ra: do một vài chất tác dụng với nhau có thể gây ra hiện tượng cháy nổ
– Do điện: có nhiều khi chất cách điện bị hư hỏng, quá tải hay lâu ngày cũ dẫn tới chập điện hay dòng điện tăng cao sẽ sinh ra đóng cầu dao khi cháy cầu chì.
– Do tia bức xạ: bức xạ cũng có thể gây cháy nổ như tia nắng mặt trời tiếp xúc với những hỗn hợp gây cháy có thể tạo nên sức nóng rồi bốc cháy.
– Do tia lửa sét, hay sét đánh
– Do áp suất thay đổi: khi áp suất thay đổi đột ngột sẽ gây ra nổ…
2. Các phương pháp phòng chống cháy nổ
– Khi ra khỏi phòng làm việc hoặc không có người ở nhà phải rút hết các phích cắm của các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm điện. Không sử dụng một ổ cắm điện dùng chung nhiều thiết bị cùng lúc.
– Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn các chất dễ cháy, nổ phải xa nguồn lửa, nguồn nhiệt, chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng dập lửa khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
– Khi hàn, cắt, gia công các kim loại khung sắt trong nhà, kho… có chứa những chất dễ cháy phải được che chắn hoặc di dời đến nơi an toàn, sau đó mới được tiến hành hàn, cắt.
– Khi sử dụng bếp gas, vận hành phương tiện, thiết bị, bình hơi… phải tuân thủ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật.
– Không sang chiết gas trái phép bằng những phương pháp thủ công và sử dụng những bình gas cũ kỹ, rỉ sét, không đảm bảo an toàn để chứa gas.
– Không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép các chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy cấp giấy phép.
– Khi có sự cố rò rỉ khí gas, phải nhanh chóng tiếp cận khóa van bình gas lại, tuyệt đối không được bật mở bất kỳ một thiết bị sử dụng điện nào, kể cả dùng bật lửa, đồng thời mở hết các cửa cho khí gas bay ra ngoài.
– Thi công xây dựng những dự án, công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng chống cháy và chữa cháy, nghiệm thu và đưa vào sử dụng khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
– Không tự ý tháo gỡ các cột nước chữa cháy đã được xây dựng ở hai bên lề đường.
– Khi có sự cố cháy xảy ra thì nhanh chóng gọi điện báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114.

3. Phương pháp cứu người bị nạn trong khi xảy ra cháy nổ
– Với đám cháy nhỏ thì đầu tiên phải sơ tán người ra khỏi khu vực rồi sau đó dùng các trang thiết bị tiến hành giải cứu.
– Với đám cháy lớn (nhà cao tầng): cứu người bằng cách dùng các biện pháp nghiệp vụ trong chữa cháy để cứu người.

4. Một số phương pháp sơ cứu nạn nhân
– Đầu tiên phải trấn an tinh thần người bị nạn tránh để người ta bị hoảng loạn về tinh thần.
– Đối với người còn tỉnh thì phải làm thao tác sơ cứu tại chỗ.
– Đối với nạn nhân bất tỉnh phải thực hiện các thao tác hô hấp nhân tạo để người bị nạn thở lại bình thường và nhanh chóng đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner