Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, cụ thể như sau:

  1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
    a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
    b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
  2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

    PHỤ LỤC 6

    NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN VỀ SƠ CỨU TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

    NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN VỀ SƠ CỨU TẠI CƠ SỞ LAO ĐỘNG
    I. Huấn luyện lần đầu

    Thời gian huấn luyện:

    – Đối với người lao động: 4 giờ;

    – Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).

    Nội dung huấn luyện:

    1. Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
    2. Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)
    3. Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)
    4. Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)
    5. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
    6. Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
    7. Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu
    8. Các hình thức cấp cứu:

    – Cấp cứu điện giật
    – Cấp cứu đuối nước
    – Cấp cứu tai nạn do hóa chất

    1. Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu
    2. Thực hành chung cho các nội dung
    3. Huấn luyện lại hằng năm

    Nội dung huấn luyện thực hiện theo quy định tại mục 1 với thời gian như sau:
    – Đối với người lao động: 2 giờ;
    – Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày).

     

    PHỤ LỤC 7

    MẪU SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC
    (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

    SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN SƠ CỨU, CẤP CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC

    Năm…………….

    1. Thông tin chung

    1.1. Tên cơ sở huấn luyện: …………………….…………………….…………………………….

    1.2. Thời gian thực hiện huấn luyện (lần đầu/huấn luyện lại hằng năm): …………………….

    …………………….…………………….…………………….…………………….…………………

    1.3. Giảng viên thực hiện huấn luyện:

    – …………………….…………………….…………………….…………………….………………..

    – …………………….…………………….…………………….…………………….………………..

    – …

    1. Danh sách người lao động được huấn luyện
    TT Họ và tên Năm sinh Vị trí làm việc Chữ ký của người được huấn luyện
    Nam Nữ
    1          
    2          
    3          
           

    (*) Đối với các trường hợp đã được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phi lưu giữ sổ theo dõi người lao động được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

    1. Danh sách thành viên lực lượng sơ cứu được huấn luyện
    TT Họ và tên Năm sinh Vị trí làm việc Chữ ký của người được huấn luyện
    Nam Nữ
    1          
    2          
    3          
           

     

    Xác nhận của người sử dụng lao động
    (ký, đóng du)
    Xác nhận của tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu
    (ký, đóng du)

     

Chia sẻ:
Loading Facebook Comments ...

Trả lời


Partner